Những điều cần phải lưu ý với túi khí trên ô tô

Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một khoảng trống cần thiết để quan sát.
1
Tầm quan trọng của túi khí

Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, xe sẽ dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút.

Ở thời điểm va đập, ba-đờ-sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành lý bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống, nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn. Túi khí giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.

Theo các số liệu, túi khí làm giảm 30% nguy cơ tử vong trong một va chạm trực tiếp từ phía trước. Thông thường, túi khí được gắn ở trong vô-lăng xe (dành cho người lái) và ở trước mặt hành khách ngồi ghế trên. Những chiếc xe hiện đại thường được trang bị cả túi khí ở thành cửa hai bên (side airbag) và túi khí trên cao bảo vệ đầu. Một vài chuyên gia cho rằng trong vòng vài năm tới, tiêu chuẩn cho xe ô tô sẽ là 6 hay thậm chí 8 túi khí.

Những lưu ý với túi khí trên ô tô

Khi tai nạn xảy ra, nếu như đai an toàn tránh cho hành khách văng ra khỏi xe thì túi khí lại có công dụng như một tấm đệm lót giữa người ngồi trên xe và các vật cứng phía trước (phần lớn các lái xe tử nạn do ngực va phải vô-lăng xe). Thời gian để túi khí bung ra hoàn toàn chỉ vào khoảng 1/25 giây nhưng đó có thể là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất cuộc đời một người.

2
Nguyên lý hoạt động

– Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.

– Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí nitrogen lớn trong thời gian ngắn vào trong túi khí đang được gấp gọn trong vô-lăng. Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí.

– Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô-lăng và túi khí tiếp tục bung ra để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một khoảng trống cần thiết để quan sát.

3
Cẩn trọng khi sử dụng

– Bạn nên biết một điều là hệ thống túi khí không thể bảo vệ bạn trong bất kỳ các trường hợp. Không phải mọi va chạm đều làm bung túi khí. Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt. Vận tốc và mức độ va chạm không phải là thông số quyết định đến hoạt động của thiết bị này.

Việc sử dụng túi khí luôn phải đi kèm với đai an toàn, vì túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30 km/h. Đai an toàn còn có tác dụng bảo vệ bạn khỏi những chấn thương gây ra bởi chính túi khí.Những trường hợp thường không “kích hoạt” được túi khí như: hai xe chạy cùng chiều tông nhau, xe bị lật, bị tông ngang hông, tông thẳng vào cột điện, tông vào tường ở phần hông gần đầu xe.

– Mặc dù được làm bằng chất liệu nylon mềm, bơm đầy khí, nhưng túi khí lại đủ sức gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, túi khí bung ra với tốc độ 320 km/h, tương đương với tốc độ tối đa của một chiếc xe đua công thức 1 hay còn nhanh hơn cả một cái chớp mắt. Với lực nén như vậy, túi khí hoàn toàn có thể khiến một người trưởng thành bị gãy xương.
– Một sai lầm nữa mà nhiều người mắc phải là để trẻ em, phụ nữ mang thai, người già đứng hay ngồi ở ghế trước. Với trẻ dưới 15 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, tốt nhất là nên cho ngồi ở hàng ghế sau, không nên ngồi đối diện với hộp túi khí, khi trên xe có gắn túi khí trước và túi khí bên, vì khi túi khí nổ sẽ phản tác dụng.


– Tuyệt đối không cho trẻ ngồi trong lòng người khác nhất là ghế trước cho dù bất cứ lý do gì. Bởi khi xe phanh gấp, đổi hướng đột ngột, bạn sẽ không thể giữ trẻ được. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người ngồi với túi khí phải là 25 cm, nguy hiểm nhất là từ 5-8 cm tính từ ngực người lái và hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Đồng thời, phải thường xuyên nhắc nhở hành khách trong xe không được xê dịch ghế gần hộp túi khí quá mức cần thiết; không gác chân, để các vật dụng lên trên hộp túi khí hoặc để vào khoảng không gian giữa túi khí và người ngồi.

Túi khí là một thiết bị an toàn thụ động và không phải sẽ bung trong mọi trường hợp nguy hiểm và không phải cứ bung ra là bạn sẽ được an toàn. Cách an toàn nhất là bạn nên nâng cao kỹ năng lái xe, xử lý tình huống và chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *